Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Nội Vụ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sở Nội vụ tổ chức cho các học viên khóa bồi dưỡng về phát triển nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (lớp thứ nhất) năm 2024 đi học tập, nghiên cứu thực tế tại huyện Chi Lăng

Ngày 31/5/2024, Sở Nội vụ và Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức cho 80 học viên khóa bồi dưỡng về phát triển nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (lớp thứ nhất) năm 2024 đi học tập, nghiên cứu thực tế tại xã Vạn Linh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Theo chương trình khóa bồi dưỡng, ngoài việc được bồi dưỡng lý thuyết, lý luận qua các nội dung tài liệu do các giảng viên truyền đạt, việc đi nghiên cứu nắm bắt tình hình thực tế là cơ hội và điều kiện tốt để học viên được thâm nhập thực tiễn, tìm hiểu một cách sâu sắc về thực tế các mô hình, điển hình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở một số địa phương, cơ sở, phương pháp cách làm trong xây dựng nông thôn mới.

(Học viên thực tế tại Làng nghề Cao khô tại xã Vạn Linh)

(Các học viên thực tế tại khu dân cư kiểu mẫu thôn Quán Thánh, xã Chi Lăng)

Tại chương trình nghiên cứu thực tế, các học viên được tham quan làng nghề Cao khô thuộc xã Vạn Linh; tham qua khu dân cư kiểu mẫu thôn Quán Thánh, xã Chi Lăng và được nghe đại diện Lãnh đạo UBND xã Chi Lăng trình bày báo cáo, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã; tổ chức phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn xã, trong đó trọng tâm các nội dung như: (1) Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; (2) Thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp tại địa bàn xã (Các mô hình kinh tế tập thể, hộ gia đình; các cơ sở sản xuất chế biến; việc kết nối giữa người dân và doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm; hiệu quả tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân; việc tiệp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước). (3) Những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp tại xã (về cơ chế chính sách; về đất đai; về khoa học công nghệ; về thị trường tiêu thụ, ….) (3) Những giải pháp đề thúc đẩy và nâng cao phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn xã.

(Học viên trao đổi học tập kinh nghiệm tại xã Chi Lăng)

Trong thời gian một ngày theo chương trình đi nghiên cứu thực tế học tập các mô hình kinh tế tập thể, cá thể điển hình, phương pháp xây dựng nông thôn mới từ các địa phương khác trong tỉnh…, các học viên là cán bộ, công chức xã của các huyện, thành phố có thêm những tư liệu, kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý và công tác tham mưu cho cấp ủy ở cơ sở.

(Lớp tặng quà cho xã Chi Lăng ủng hộ xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn xã)

Cũng dịp này Lớp bồi dưỡng về phát triển nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (lớp thứ nhất) năm 2024 dâng hương tại tượng đài Chiến Thắng Chi Lăng, di tích Ải Chi Lăng và trao quà trị giá 2 triệu đồng cho xã Chi Lăng góp phần ủng hộ xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn xã./.

 

 

Nông Đức Hoàn

PHÒNG XDCQ&CTTN