Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Nội Vụ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Họp Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2023

Sáng ngày 01/11/2023, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức họp để đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính 10 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 2 tháng cuối năm 2023 và rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao các Chỉ số đánh giá tỉnh năm 2023. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tham dự cuộc họp có đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh; đại diện Lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành viên Tổ Thư ký cải cách hành chính tỉnh; đại diện Lãnh đạo Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh nhấn mạnh, công tác CCHC vẫn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian qua; năm 2023 công tác CCHC tiếp tục được triển khai đồng bộ trên cả 06 nội dung; trong đó, công tác cải cách thể chế, cải cách TTHC, tinh giản bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác CCHC của tỉnh cũng còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.

(Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn)

 

Trong 10 tháng đầu năm 2023, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cũng đã quan tâm, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong CCHC đối với lĩnh vực phụ trách và tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác CCHC trên địa bàn tỉnh cũng còn có tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ảnh hưởng đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tác động tiêu cực đến thu ngân sách của tỉnh.

(Đồng chí Hoàng Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ,

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh)

 

Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ làm việc tại tỉnh Lạng Sơn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện, cấp xã.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai công tác CCHC trên địa bàn tỉnh, đồng thời, tập trung phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.

(Đồng chí Nguyễn Trọng Hùng, Phó Giám đốc phụ trách

Sở Thông tin và Truyền thông)

 

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CCHC đánh giá công tác CCHC trên địa bàn tỉnh còn có những tồn tại, hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra CCHC chưa thực sự hiệu quả; công tác tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới; một số nội dung, lĩnh vực CCHC cần tập trung thực hiện trong thời gian tới; trong đó, phải phát huy vai trò của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh và các cơ quan phụ trách các nội dung, lĩnh vực CCHC của tỉnh.

 

(Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh,

Phó Trưởng ban Chỉ đạo CCHC tỉnh)

 

Kết luận cuộc họp, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh nhấn mạnh, công tác CCHC trên địa bàn tỉnh 10 tháng đầu năm 2023 đã được những kết quả, hoàn thành 30/48 nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra; quan tâm cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; sắp xếp, sáp nhập các cơ quan, đơn vị; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình. Tuy nhiên, công tác CCHC cũng còn có tồn tại, hạn chế, việc số hóa hồ sơ TTHC đạt tỷ lệ thấp; công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn tập trung vào cuối năm; việc tăng tỷ lệ tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến thấp; công tác chỉ đạo CCHC ở cấp huyện, cấp xã chưa quyết liệt, sâu sát, hiệu quả, chưa đảm bảo thực chất; cơ sở vật chất phục vụ người dân tại Bộ phận một cửa cấp xã chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế… Đồng chí yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, các cơ quan tham mưu thực hiện các lĩnh vực CCHC của tỉnh tập trung cao độ để thực hiện  hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

 

 

 

Hoàng Minh Tuyền

PHÒNG TCBC&CCHC